Gửi tiết kiệm càng nhiều, nhận quà giá trị càng cao tại VIB
‘Hú hồn’ xe máy chở tôn đi nghênh ngang trên phố, ‘chém’ văng cản ô tô
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Điều tra bán phá giá thép HRC nhập từ Trung Quốc: Sao phải chần chừ ?
Ung thư cổ tử cung có thể gặp phải ở phụ nữ nhiều lứa tuổi dù đã quan hệ tình dục hay chưa
Cụ thể, tại Đồng Tháp, từ ngày 23-27.2, EVNSPC đã đóng điện 3 công trình lưới điện 110kV. Đặc biệt, ngay trong tối 27.2, EVNSPC phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đã đóng điện thử nghiệm hạng mục Trạm 110kV Tân Hồng, thuộc công trình Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối. Việc đóng điện thành công hạng mục này là tiền đề quan trọng cho xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần đường dây đấu nối 6,4km.Hơn nữa, theo đại diện EVNSPC, Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đảm trách việc cấp điện cho các cụm công nghiệp phụ tải lớn và cấp điện sang Campuchia. Đây cũng là trạm giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, an toàn trong vận hành; chuyển tải qua lại giữa các trạm 110kV Hồng Ngự, Tam Nông và Tân Hồng, nhằm đảm bảo cấp điện theo tiêu chí N-1; góp phần cùng với địa phương trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, ngày 25.2, EVNSPC cũng hoàn thành việc "Nâng cấp, cải tạo Trạm biến áp 110kV Tam Nông (T2-63MVA)" và đưa vào vận hành. Trạm này đã hoạt động được 8 năm, trước tốc độ phát triển nhanh của các cụm công nghiệp trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, công suất hiện hữu đã trở nên quá tải. Để đảm bảo nguồn điện ổn định, EVNSPC quyết định đầu tư bổ sung máy biến áp T2 với công suất 63MVA.Tương tự, công trình "Ngăn lộ 171 tại Trạm 110kV Tam Nông" thuộc công trình Đường dây 110kV Tam Nông - An Long" cũng được đóng điện thành công và đưa vào vận hành ngày 23.2. Tại Tiền Giang, sau 45 ngày thi công thần tốc, đại diện EVNSPC cũng cho biết, ngày 24.2 vừa qua, công trình nâng công suất "Thay máy biến áp T2-40MVA bằng 63MVA TBA 110kV Gò Công" tại thành phố Gò Công đã được đóng điện, chính thức đưa vào vận hành. Công trình này giúp cung cấp điện cho công tác khắc phục hạn mặn, bơm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn nắng nóng.Ngoài ra, liên tục những ngày qua, EVNSPC đã nghiệm thu, đóng điện kỹ thuật 6 công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Bình Dương. Cụ thể, đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 2 công trình: "Trạm biến áp 110kV Phú Thuận", huyện Bình Đại và Trạm biến áp 110kV An Hiệp, thuộc công trình "Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV từ 220kV Bến Tre - 110kV An Hiệp", huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 4 công trình: Trạm biến áp 110kV An Lập và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh An, Trạm biến áp 110kV Cổng Xanh và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Vsip2-MR2 (TBA Vĩnh Lợi) tại Bình Dương.Lãnh đạo EVNSPC cho biết, năm 2025, nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới Đại hội Đảng các cấp, EVNSPC đã phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV trước dịp 30.4. Để hoàn thành được mục tiêu này, EVNSPC phải đối mặt với không ít thách thức. Thế nên, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, lãnh đạo EVNSPC và lực lượng làm công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty liên tục làm việc không có ngày nghỉ. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo thường xuyên có mặt trực tiếp trên công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, có những chỉ đạo cụ thể để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng dự án, công trình điện tại các địa phương.
Mang thai hộ - Phép màu tìm con: Những bà mẹ 'đẻ giùm'
Ở 3 trận đấu gần nhất của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở vòng bảng, với Singapore trong các trận bán kết lượt đi và lượt về, Tiến Linh thường chỉ vào sân ở những phút cuối trận, đá cặp cùng với Xuân Son.Khi 2 cầu thủ này được chơi cùng nhau, họ nguy hiểm hơn hẳn bình thường. Điển hình là trong trận bán kết lượt đi với Singapore trên sân Jalan Besar ngày 26.12, Xuân Son hầu như bị các cầu thủ Singapore phong tỏa gần hết trận. Đến khi Tiến Linh xuất hiện từ sau phút 70, Xuân Son rực sáng, Tiến Linh cũng rực sáng, mỗi người ghi 1 bàn cho đoàn quân của HLV Kim Sang-sik.Giải thích về điều này, cựu Phó chủ tịch (PCT) chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm cho biết: "Nếu chỉ có 1 trong 2 cầu thủ Xuân Son hoặc Tiến Linh có mặt trên sân, đối thủ có thể dồn quân để theo kèm 1 trong 2 người này. Các trung vệ của những đội như Singapore hay Thái Lan không kém về mặt thể hình, họ mạnh mẽ về thể lực, nên việc kèm các trung phong của đội tuyển Việt Nam, kể cả trung phong cao lớn như Xuân Son không phải là vấn đề quá lớn đối với họ. Nhưng nếu cả Xuân Son và Tiến Linh xuất hiện cùng lúc, đối phương sẽ bị phân tán lực lượng, hàng thủ của họ bị dàn mỏng và các tiền đạo của đội tuyển Việt Nam dễ ghi bàn hơn hẳn".Trong khi đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn dự đoán: "Trong trận chung kết gặp Thái Lan, khả năng rất cao Xuân Son và Tiến Linh sẽ cùng có mặt trong đội hình xuất phát. Khác với các trận đấu trước đó, đội tuyển Việt Nam không cần phải giấu bài trong trận chung kết. Đấy là trận đấu mà chúng ta sử dụng hết những điểm mạnh nhất của mình. Và điểm mạnh nhất của chúng ta ở thời điểm này, chính là cặp tiền đạo Tiến Linh – Xuân Son. Khi họ có mặt trên sân cùng lúc, hàng tấn công của đội tuyển Việt Nam cực mạnh".Nếu để ý kỹ, ở trận bán kết lượt về với Singapore tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Kim Sang-sik để cho Tiến Linh đá cạnh Xuân Son lâu hơn hẳn thường lệ: Tiến Linh vào sân ngay đầu hiệp 2, thay vì chỉ xuất hiện trong khoảng 20 – 25 phút bên cạnh Xuân Son, ở các trận trước đó. Đấy có thể là sự chuẩn bị cho trận chung kết của HLV Kim Sang-sik, chuẩn bị cho phương án Xuân Son đá cặp tiền đạo với Tiến Linh ngay từ đầu. Đội tuyển Việt Nam hầu như không đánh phủ đầu các đối thủ kể từ đầu AFF Cup đến giờ. Chúng ta chỉ thường tăng tốc trong hiệp 2 của từng trận. Đấy là lý do mà đội bóng của HLV Kim Sang-sik ghi đến 15/16 bàn thắng của mình tại giải năm nay trong hiệp 2. Tuy nhiên, trận chung kết có thể sẽ khác. Đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể đánh phủ đầu Thái Lan trên sân nhà Việt Trì, thứ nhất là gây bất ngờ cho đối thủ, thứ nhì là tận dụng tối đa năng lực tấn công của bộ đôi tiền đạo Xuân Son –Tiến Linh. Bộ đôi tiền đạo có lẽ là hiệu quả nhất mà bóng đá Việt Nam từng có ở các kỳ AFF Cup.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái Lan